Xây chất lượng - Dựng niềm tin
THIẾT KẾ KẾT CẤU NHÀ PHỐ CÓ VAI TRÒ GÌ?
Công tác thiết kế kết cấu giữ cho công trình ổn định không bị phá hủy do tác động của các tải trọng trong quá trình làm việc của kết cấu, đồng thời tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư.
- Thông tin sản phẩm
Thiết kế kết cấu là gì?
Kết cấu là gì? Kết cấu là bộ phận quan trọng trong quá trình xây lắp của một công trình, đóng vai trò là phần trụ cột và chịu lực chính của công trình, kết cấu được chia thành các cầu nối với nhau để tạo thành bộ khung của công trình như: sàn, dầm, cột, tường, móng,… Hiện nay vật liệu sử dụng phổ biến trong kết cấu là bê tông cốt thép, gỗ, gạch, đá và thép,… Đây là những vật liệu vô cùng chắc chắn, chất lượng, bền bỉ và có tính thẩm mỹ cao nên được sử dụng vô cùng phổ biến.
Kết cấu nhà là gì? Kết cấu nhà là tập hợp các bộ phận của nhà hoặc công trình có mối quan hệ qua lại với nhau nhằm tiếp nhận, phân bố và truyền tải trọng thẳng đứng, ngang của công trình xuống phần móng và bảo vệ công trình trước các tác động của môi trường. các lĩnh vực như nhiệt độ, xâm thực khí quyển, v.v. Kết cấu công trình là cơ cấu cấu trúc của các bộ phận công trình.
Kết cấu công trình là từ được sử dụng để chỉ các cấu kiện chịu lực, các cấu kiện này có tác dụng chống lại sự phá hủy của các tải trọng tác dụng phá hủy đi sự ổn định cần thiết cho công trình, các bộ phận (cấu kiện) liên kết với nhau tạo thành bộ khung cho công trình như: Sàn, Dầm, Cột, Tường, Móng…
Thiết kế kết cấu là một phần rất quan trọng trong việc đưa công trình vào sử dụng nhằm đảm bảo tính bền vững với các yếu tố bên ngoài như thiên nhiên, địa chất,… đảm bảo tính ổn định và an toàn và đảm bảo tính thẩm mỹ theo ý tưởng của kiến trúc, đồng thời có nhiệm vụ tính toán, triển khai phương án, chi tiết các bộ phận kết cấu như móng, cột, dầm, sàn, cầu thang….
Việc thay đổi chủng loại kết cấu hay phương án chịu lực, phương án móng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chi phí xây dựng và tiến độ thi công, vì vậy, việc lựa chọn phương án thiết kế kết cấu tối ưu là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc giảm chi phí xây dựng cũng như tiến độ thi công.
Thiết kế kết cấu nhà gồm những gì?
Thiết kế kết cấu của ngôi nhà được ví như xương sống của tòa nhà, nếu bản vẽ kiến trúc quyết định tính thẩm mỹ, bản vẽ kết cấu mang tính toán chính xác đảm bảo sự chắc chắn, an toàn cho cả ngôi nhà.
Bảng vẽ kết cấu bao gồm: kết cấu móng, kết cấu thân và kết cấu mái.
Móng nằm ở phía dưới, đóng vai trò vô cùng quan trọng khi chịu tải toàn bộ công trình, các cuộc khảo sát cũng cho thấy có tới 70% trường hợp công trình bị hư hỏng là do phần móng, vì vậy, việc có một nền móng vững chắc, phù hợp với loại đất nơi xây dựng là điều kiện tiên quyết quan trọng mà gia chủ cần hết sức lưu ý.
Nếu như phần móng nâng đỡ toàn bộ công trình thì phần thân đóng vai trò là xương kết nối có tác dụng nâng đỡ và kết nối những phần còn lại của ngôi nhà, nhờ cột, dầm, vách, sàn, gác xép, cầu thang,… Danh mục thiết kế kết cấu công trình thường thể hiện các nội dung sau:
Các phương án định vị cấu kiện (móng, dầm, đà, sàn, cầu thang, cột…)
Chi tiết các thành phần.
Các chi tiết gia cường, dầm,bố trụ tường….
Thiết kế kết cấu nhà phố có vai trò gì?
Đảm bảo sự an toàn cho nhà phố
Mọi công trình, kiến trúc đều sinh ra vì mục đích sử dụng của con người, sự chắc chắn trong kết cấu công trình có ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản và tính mạng của người sử dụng, kết cấu công trình phải được thiết kế và thi công sao cho đảm bảo các điều kiện về cường độ, độ cứng và độ ổn định.
Điều kiện bền vững của công trình yêu cầu các cấu kiện không bị phá hủy khi chịu tác dụng của ngoại lực và tải trọng.
Điều kiện cứng vững yêu cầu kết cấu, cấu kiện không bị biến dạng, chuyển vị quá mức khi chịu tác động thường xuyên, yêu cầu này đảm bảo điều kiện hoạt động bình thường cho công trình.
Các điều kiện ổn định yêu cầu cấu trúc trở lại hình dạng ban đầu sau khi tải trọng ngừng hoạt động và không bị phá hủy.
Đặc thù của nghề, kỹ sư kết cấu là người làm việc với những con số phức tạp để có thể tìm ra phương án thi công thiết kế cơ sở hạ tầng đảm bảo cho công trình bền vững với các yếu tố tác động của thiên nhiên, vì vậy, việc lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế kết cấu có năng lực và kinh nghiệm là vô cùng quan trọng đối với chủ đầu tư.
Tiết kiệm được chi phí xây dựng
Thông thường, tùy theo quy mô của từng hạng mục công trình mà chi phí xây dựng có thể từ hàng trăm triệu đồng đến hàng trăm tỷ đồng. Vì vậy, chủ đầu tư luôn mong muốn tìm ra giải pháp thiết kế kết cấu công trình để tối ưu hóa chi phí xây dựng mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình.
Thiết kế kết cấu là một bước cung cấp chi tiết và chính xác cho từng hạng mục của một công trình, giúp chủ đầu tư có thể nắm bắt được chi phí trang trải xây dựng, cũng như giảm thiểu những chi phí phát sinh không cần thiết trong quá trình thi công.
Thực hiện hóa ý tưởng thiết kế kiến trúc
Trên thực tế, các ý tưởng từ bản vẽ thiết kế kết cấu và thực tế thi công luôn có sự khác biệt nhất định do các yếu tố bên ngoài tác động. Một ngôi nhà có kiến trúc thẩm mỹ tốt chưa chắc đã là ngôi nhà tốt nhất về công năng sử dụng cũng như phù hợp với kết cấu mặt bằng và đảm bảo độ vững chắc của công trình.
Vì vậy, mỗi kỹ sư kết cấu sẽ là người biến ý tưởng kiến trúc thành hiện thực, tính toán để đưa công trình hài hòa về mặt thẩm mỹ tổng thể và đảm bảo yếu tố kinh tế.