Xây chất lượng - Dựng niềm tin
BẬT MÍ CÁC BƯỚC THIẾT KẾ KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP
Thiết kế kết cấu là việc không thể thiếu, là khâu thực hiện quan trọng giúp công trình giữ được sự ổn định khi đi vào sử dụng. Đòi hỏi người kỹ sư không những phải có chuyên môn cao mà còn cần có kỹ năng tính toán, sắp xếp từng cấu kiện của công trình sao cho hợp lý. Vừa ngăn cản sự tác động tải trọng lớn trong quá trình thi công, lại vừa giúp tiết kiệm kinh phí cho nhà đầu tư.
- Thông tin sản phẩm
Khái quát về kết cấu công trình
Kết cấu công trình là từ chuyên ngành dùng để chỉ các cấu kiện chịu lực trong xây dựng. Ví dụ như móng, cột, dầm, sàn, vách, cầu thang… Những cấu kiện này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành bộ khung cho công trình.
Có công dụng ngăn cản, hạn chế những tác động lực trong quá trình thi công, giữ sự ổn định, vững chắc cho mỗi công trình xây dựng. Hiện nay, các kết cấu công trình phổ biến thường được làm từ các loại gạch đá, thép và gỗ hay bê tông cốt thép.
Các bước thiết kế kết cấu
Việc thiết kế khung công trình hay thiết kế cấu bê tông cốt thép thường được thực hiện theo quy trình 7 bước như bên dưới.
Bước 1: Giới thiệu, mô tả kết cấu
Người kỹ sư trước khi thực hiện sẽ đưa ra khái quát về loại công trình cần thiết kế. Từ đó, lên ý tưởng thiết kế kết cấu theo những yêu cầu, điều kiện cụ thể.
Bước 2: Lập sơ đồ kết cấu
Lựa chọn phương án thi công phù hợp với từng loại công trình, trên từng địa hình thực tế. Sau đó bắt đầu tiến hành lập sơ đồ kết cấu. Đây chính là căn cứ để bạn đưa ra những tính toán về tải trọng, vật liệu xây dựng… Vì thế mà sơ đồ càng chi tiết càng tốt.
Bước 3: Chọn vật liệu, kích thước tiết diện
Người kỹ sư tiến hành chọn kích thước sơ bộ các mặt tiết diện theo sơ đồ kết cấu. Từ đó, đưa ra phương án lựa chọn các vật liệu xây dựng phù hợp cho công trình, theo tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép.
Bước 4: Tính toán các tải trọng
Có thể thấy đây là bước khá quan trọng trong toàn bộ quy trình thiết kế khung kết cấu. Đòi hỏi người kỹ sư phải có nhiều kinh nghiệm thực tế. Đưa ra những tính toán, dự kiến về các tác động bên ngoài vào công trình. Việc sai sót ở bước này sẽ khiến chất lượng công trình bị giảm sút, nguy hiểm hơn là có thể khiến công trình bị sụt đổ.
Bước 5: Xác định nội lực, tổ hợp lực
Sau khi dự tính được về những tác động có ảnh hưởng đến công trình. Người thợ sẽ bắt tay và xác định những nội lực, tổ hợp lực của công trình.
Bước 6: Kiểm tra các điều kiện áp dụng
Tiến hành tính toán chi tiết các tiết diện của công trình. Đi kèm với đó đừng quên kiểm tra các điều kiện sử dụng xem đã phù hợp hay chưa. Đảm bảo cho chất lượng của thiết kế. Đến đây về cơ bản chúng ta đã có những yếu tố kỹ thuật cần để tạo bản vẽ thiết kế.
Bước 7: Thiết kế chi tiết
Từ những tính toán sơ bộ ở trên, người kỹ sư sẽ bắt tay vào thực hiện bản thiết kế chi tiết. Chọn cấu tạo công trình và thể hiện chúng qua bản vẽ thiết kế.